Các món ăn vặt như gà rán, bánh flan, hotdog,… từ lâu đã trở thành món yêu thích của nhiều người nhất là trẻ em. Thay vì ra hàng nhâm nhi với giá tiền đắt đỏ, không hợp vệ sinh thì tại sao bạn không thử tự tay làm tại nhà vừa ngon, đảm bảo vệ sinh lại tiết kiệm. Hãy theo dõi hết bài viết này của Yeuamthuc.org để học thêm 20 món ăn vặt ngon, hấp dẫn nhé!
Nội dung chính
- 1. Bánh tráng nướng
- 2. Dồi sụn nướng
- 3. Chân gà ngâm sả ớt
- 4. Nghêu xào
- 5. Nem nướng
- 6. Nem chua
- 7. Bắp xào
- Cách làm
- 8. Lòng gà non xào cay
- 9. Khô bò
- 10. Ếch chiên nước mắm
- 11. Cút lộn xào me
- 12. Tai heo ngâm giấm
- 13. Chim cút nướng
- 14. Gà chiên xù
- 15. Bánh tráng trộn
- 16. Bắp xào
- 17. Trứng gà nướng
- 18. Bún đậu mắm tôm
- 19. Khô gà xé cay
- 20. Bánh chuối chiên
- 21. Bánh khoai mỡ
- 22. Bánh cay
- 23. Bánh gối
- 24. Bánh khoai chiên
- 25. Bánh sữa tươi chiên
- 26. Bánh bao chiên
- 27. Bánh dừa chiên
- 28. Bánh tiêu
- 29. Bánh rán trà xanh sữa chua
- 30. Bánh rán phô mai
1. Bánh tráng nướng
Nguyên liệu
- 1 bịch bánh tráng
- 10 quả trứng cút
- 5 quả trứng gà
- 100g hành tím
- 50g sả
- 100g hành lá
- 100g sa tế
- 100ml mắm ruốc Huế
- Tương ớt
- Dầu ăn
- Sốt mayonnaise
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch hành tím, bóc vỏ và bào mỏng.
- Đun nóng 2 muỗng canh dầu trong một chảo. Phi hành tím trong dầu đến khi chín vàng đều. Sau đó, để hành tím ra đĩa có giấy thấm dầu để ráo.
- Rửa sả và đập dập, sau đó thái nhỏ.
- Đun nóng 1 muỗng cafe dầu ăn trong một chảo và cho sả vào phi thơm khoảng 1-2 phút. Sau đó, đổ sả ra một chén để riêng.
- Rửa sạch hành lá và thái nhỏ. Chia hành lá thành 2 phần: một nửa để làm mỡ hành, nửa còn lại để nhuyễn và rắc lên mặt bánh sau cùng.
- Bước 2: Nướng bánh tráng
- Sử dụng bếp than hoặc bếp gas ở lửa vừa để nướng bánh. Đặt một cái vỉ nướng bánh lên bếp.
- Cho bánh tráng lên vỉ và nướng qua một vòng. Sau đó, thêm 1 muỗng cafe sả, 1 muỗng cafe sa tế, 1 muỗng cafe mỡ hành và 1 muỗng cafe mắm ruốc Huế lên bánh tráng. Đập trứng cút và trứng gà lên bánh tráng, sau đó dùng cọ để đều khắp mặt bánh sao cho trứng và các gia vị thấm đều.
- Giảm lửa xuống một chút để tránh làm cháy bánh. Đồng thời, đảm bảo trứng và các gia vị có đủ thời gian để chín.
- Trong khi trứng và gia vị sắp chín, rắc hành lá nhuyễn lên bánh tráng đều, xịt tương ớt theo vòng tròn, sau đó thêm hành phi và sốt mayonnaise. Nhớ xoay để chín đều.
2. Dồi sụn nướng
Nguyên liệu
- Lòng lợn: 300 gram
- Sụn lợn: 200 gram,
- Cuống họng: 100 gram
- Rau húng chó , hành tây Hạt tiêu, gia vị
Cách làm
- Bước 1: Trước tiên là phần sơ chế nguyên liệu: sụn lợn và cuống họng, các mẹ mua về rửa sạch, để ráo, sau đó bằm nhỏ. Hành tây chuẩn bị khoảng 1/2 quả, thái hạt lựu.
Rau húng chó rửa sạch, thái nhỏ. Trộn đều sụn lợn, cuống họng, hành tây, rau húng chó thái nhỏ, 1 thìa con bột canh (hoặc bột nêm), 1 thìa hạt tiêu, đeo bao tay vào và bóp đều các nguyên liệu trên.
- Bước 2: Lòng chuẩn bị khoảng 30 gram mua về, rửa sạch. Bóp lòng với muối hạt và dấm và rửa lại thật sạch với nước, có thể bóp và rửa lại đôi ba lần cho đến khi lòng sạch sẽ, không còn mùi hôi nữa.
- Bước 3: Chuẩn bị 1 cái phễu, dùng phễu để nhồi nguyên liệu đã được trộn đều vào bên trong lòng, buộc cố định 2 đầu bằng dây để phần nhân không bị chồi ra ngoài. Tiếp đến, mang luộc các khúc lòng chín tới.
- Nếu làm nhiều, các mẹ có thể bảo quản lòng trong tủ lạnh để măm dần. Khi nào ăn, các mẹ chỉ việc mang lòng đi rán vàng 2 mặt, thái lát nhỏ rồi bày ra đĩa.
- Lưu ý 1 chút là khi luộc và rán lòng phải để lửa nhỏ (mục đích là để lòng không bị bục, phần nhân không bị chồi ra ngoài).
- Cuối cùng, các mẹ chỉ việc trút từng miếng lòng rán ra đĩa, dùng nóng. Có thể chấm cùng chút muối tiêu chanh và ăn ghém cùng rau sống cho tròn vị.
3. Chân gà ngâm sả ớt
Nguyên liệu:
- 500g chân gà
- 3 cây sả
- 3 đến 5 trái ớt
- 1 củ gừng
- Nước, nước mắm, đường, giấm, hạt nêm, muối hột
- Lọ thủy tinh đựng chân gà
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Chân gà rửa sạch, loại bỏ phần móng
- Sả rửa sạch, cắt thành khúc dài từ 3 – 4 cm và tước thành sợi mỏng
- Ớt rửa sạch, cắt thành khúc khoảng 1 cm
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch và đập dập
- Bước 2: Cho chân gà vào nồi luộc với một chút gia vị và gừng. Khi chân gà chín tới, vớt ra để vào tô nước lạnh khoảng 20 phút cho gà săn lại. Sau đó lại vớt ra và bỏ chân gà vào tủ lạnh khoảng 45 phút để chân gà khô lại.
- Bước 3: Chuẩn bị nước ngâm
- 500ml nước lọc, 3 muỗng cà phê đường, 6 muỗng cà phê giấm, 1 muỗng cà phê hạt nêm và khuấy đều. Đun sôi hỗn hợp và để nguội. Tiếp tục cho 3 muỗng canh nước mắm và phần sả ớt đã sơ chế vào, khuấy đều.
- Bước 4: Xếp tất cả chân gà vào lọ thủy tinh, rót hỗn hợp nước ngâm vào cho ngập rồi đậy nắp kín. Các bạn có thể thưởng thức món ngon này chỉ sau một ngày.
4. Nghêu xào
Nguyên liệu
- 500g nghêu
- 2 cây sả tươi
- Gia vị: 1 muỗng cà phê tỏi và ớt băm, 1 hủ sa tế, nước mắm, hạt nêm, đường.
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm nghêu qua nước vo gạo cắt vào thêm vài lát ớt hiểm cay để đảm bảo nghêu nhả sạch cát.
- Sả bạn bỏ lớp vỏ già, đập dập, cắt khúc và tước sợi
- Bước 2: Chế biến
- Phi thơm tỏi, sau đó cho sả vào chiên giòn. Khi mùi thơm đã dậy, cho nghêu vào xào. Nghêu vừa há miệng, bạn cho sa tế vào đảo đều và nêm thêm nước mắm, hạt nêm, đường.
- Món ăn này nhất định phải dùng nóng. Vị cay và mùi thơm sẽ khiến buổi nhậu nên đúng điệu.
5. Nem nướng
Nguyên liệu
- 1 kg thịt nạc
- 1/2 kg tôm
- 400 gr mỡ thịt
- Ớt, muối, tiêu, đường, bột ngọt, tương xay
- 30 bánh tráng nhúng nước
- Nếp, dấm, tỏi, đậu phộng, đường
- Rau sống, dưa chuột, chuối chát, bánh hỏi
- Khế, xà lách, cà rốt, hẹ, củ cải đỏ, củ cải trắng, nước dừa tươi
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt: rửa bằng nuớc dừa, lấy khăn lau thật khô, xắt từng miếng mỏng theo chiều sớ thịt (để dễ quết) đem thịt quết nhuyễn, muốn thịt đỏ nên cho 1 chút muối diêm
- Tôm: lột vỏ, bỏ đầu và gạch, chà muối cho tôm trắng, rửa lại cho sạch (rửa bằng nuớc dừa), lau khô tôm, đem quết tôm cho nhuyễn, cho vài tép tỏi vào quết cho tôm được thơm, nêm tiêu + muối + bột ngọt vừa ăn
- Mỡ: xắt thành sợi nhỏ như bún, trụn nuớc sôi, xốc ráo nước, cho vào dĩa, ướp chút đường để nơi có gió độ 1/2 giờ cho mỡ trong.
- Trộn chung thịt + tôm + mỡ lại cho đều, nêm chút muối + đường + tiêu + bột ngọt, nướng thử xem vừa ăn là được. Vò thành viên vừa ăn, ghim vào cây sắt nhọn, nướng lửa than.
- Bước 2: Cách pha tương
- Nếp nấu thành cháo, cho nhừ (hoặc mua chè đậu đâm nhuyễn cũng được)
- Cho nếp vào tô, pha với tương xay, xong cho tỏi băm nhỏ vào
- Cho hỗn hợp nầy vào soong nấu sôi. Thêm đường + dấm + bột ngọt cho tương vừa ăn, tương phải sền sệt.
- Món nem nướng ăn với xà lách, rau sống thì quá tuyệt vời cho buổi tối mét mẻ thế này đúng không bạn? Cùng bắt tay vào làm món ăn ngon này luôn nhé.
6. Nem chua
Nguyên liệu
- + Thịt thăn lợn: 350 gr
- + Bì lợn: 100 gr
- + Thính gạo: 1 thìa ăn cơm
- + Đường: 1 thìa ăn cơm
- + Gia vị làm nem chua của thái (Nam powder seasoning mix): 1/3 gói
- + Hạt nêm: 1 thìa cà phê
- + Nước mắm ngon: 1 thìa ăn cơm
- + Rượu nếp: 1 thìa cà phê
- + Hạt tiêu: 1 thìa cà phê
- + Rau răm, tỏi, ớt, bột canh,lá chuối, lá sung, màng bọc thức ăn (hoặc lá chuối) để gói nem
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn mua bì lợn về cạo hết lông rồi rửa sạch sẽ, nấu nước sôi với ít muối rồi cho bì lợn vào luộc vừa chín tới.
- Để bì trắng và giòn thì ngay sau khi bì vừa chín bạn nhớ vớt bì ra và thả ngay vào thau nước đá lạnh nhé.
- Nếu cẩn thận hơn, bạn nên cho vào bát một ít rượu rồi bóp nhẹ bị lợn sau đó rửa qua nước ấm để loại bỏ hết mùi hôi. Cho bì ra rổ cho ráo nước rồi thái sợi nhỏ.
- Thịt nạc đem về rửa sạch với nước đã đun sôi để nguội với ít muối, để ráo sau đó thái miếng nhỏ. Đem cho thịt vào ngăn đá của tủ lạnh khoảng 3 tiếng để thịt thật lạnh và bắt đầu đông đá thì lấy thịt ra cho vào máy xay rồi xay thật nhuyễn là cách làm nem chua lai vung ở Ninh Hòa.
- Lấy tỏi bóc bỏ vỏ, chia làm 2 phần, băm nhỏ một phần, còn một phần thì thái lát mỏng. Tiếp tục chia chỗ tỏi đã băm nhỏ làm 2 phần, 1 phần đem phi vàng, phần còn lại để nguyên. Lấy ớt rửa sạch và thái lát mỏng.
- Bước 2: Ướp
- Bì lợn, thịt xay, đường, mắm, rượu, hạt tiêu, thính gạo, tỏi băm nhỏ, tỏi phi vàng, hạt nêm, bột canh, và 1/3 gói gia vị làm nem chua (gói lớn) vào một bát.
- Trộn thật đều tất cả các nguyên liệu với nhau rồi chờ khoảng 1 tiếng sau lại cho tiếp 1/3 gói gia vị nhỏ ( bên trong gói gia vị làm nem chua lớn) vào, trộn thật đều.
- Bước 3: Cắt một miếng giấy bóng hoặc chuẩn bị bì ni lông nhỏ thường dùng làm kem để bọc nem, ta đặt vào giữa một ít lá rau răm và tỏi ớt đã thái mỏng. Nếu có lá sung hoặc lá ổi thì bạn trãi lá trước rồi mới cho phần rau răm, tỏi ớt vào nhé.
- Bước 4: Sau cùng, cho hỗn hợp thịt vào và cuộn chặt lại cho theo hình dạng mà bạn thích và gấp các cạnh lại để nhân không bị rơi ra.
- Bước 5: Chuẩn bị lá chuối để gói: nên chọn lá chuối ngự, hơ lá qua lửa phơi nắng cho lá chuối không bị rách và dai hơn khi gói. Dùng khăn lau lá chuối sạch rồi sau đó quấn lá chuối theo hai chiều ngang và dọc của chiếc nem ( có thể thay bằng màng bọc thực phẩm cũng không sao nhé).
- Để nem chua ở nhiệt độ thường trong 24 – 48 tiếng để lên mem là chúng ta đã có thể ăn rồi (nếu trời lạnh thì lâu hơn). Khi nem đã chua bạn có thể cho nem vào tủ lạnh để bảo dùng dần.
7. Bắp xào
Nguyên liệu
- Ngô ngọt: 3 bắp/trái, bạn cũng có thể mua ngô ngọt đã được tách hạt để tiết kiệm thời gian chế biến nhé.
- Tôm khô: 100g
- Hành lá, rau mùi: 100g.
- Hành khô: 100g
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, ớt bột, muối, đường, tương ớt.
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Ngô ngọt: Tách hạt, hấp cách thủy cho chín, bạn không nên luộc chín ngô rồi mới tách hạt bởi làm như thế vị ngọt của ngô sẽ giảm đi rất nhiều.
- Tôm khô: Ngâm với nước nóng rồi xả sạch bằng nước lạnh, để ráo.
- Hành lá, rau mùi: Nhặt và rửa sạch, phần đầu hành giã nhỏ, phần lá hành thái mịn, phần rau mùi cắt khúc 3cm.
- Hành khô: Lột vỏ, rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng theo hướng nằm ngang để hành được giòn rồi phi chín vàng với dầu ăn, cho ra đĩa có giấy thấm dầu.
Cách làm
- Bước 1: Phi thơm 3 thìa dầu ăn với phần đầu hành giã nhỏ và một ít ớt bột, nếu bạn không ăn cay thì không cho ớt vào nhé.
- Bước 2: Cho tôm khô vào xào chín đều, nhớ đảo nhanh tay với lửa vừa thôi nhé, đến khi tôm khô vừa chín tới bạn cho ngô đã hấp chín vào, đảo đều tay, nêm thêm ½ thìa muối, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa hạt nêm, 1/3 thìa đường sao cho có vị thật vừa ăn nhé, tiếp tục cho hành lá thái nhỏ vào, đảo thêm vài lần nữa rồi tắt bếp là bạn đã hoàn thành công đoạn chế biến món ngô xào tôm khô rồi đấy;
- Bước 3: Bày món ngô xào tôm khô ra đĩa, trang trí rau mùi, hành khô lên trên, nếu bạn thích ăn cay có thể rưới tương ớt thành nhiều vòng trên đĩa ngô xào tôm để ăn kèm và trang trí cho món ăn đẹp mắt nhé.
8. Lòng gà non xào cay
Nguyên liệu:
- 2 bộ lòng gà
- 1/2 muỗng cà-phê tỏi băm
- 1 muỗng cà-phê hành tím băm
- 1/3 muỗng cà-phê ớt bột
- Nước nắm, muối, tiêu, đường
Cách làm
- Bước 1: Khi chế biến bạn nên chọn mua lòng gà có trứng non, rửa sạch qua 2-3 lần nước sau đó cắt vừa ăn.
- Bước 2: Ướp lòng gà với hành, tỏi, nước mắm để trong vòng 15 phút cho lòng gà thấm.
- Bước 3: Phi thơm tỏi, ớt bột rồi cho lòng gà vào xào. Chế nước xâm xấp nấu lòng gà vừa chín tới, nêm lại cho vừa ăn.
- Lòng gà xào cay ăn với cơm và hành ngâm chua thì còn gì bằng!
9. Khô bò
Nguyên liệu:
- 500g thịt bò (bắp hoặc thăn bò)
- 1.5 muỗng dầu hào
- 2 muỗng đường
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng màu điều
- 1 muỗng ớt bột
- 1 muỗng đầy sả băm
- ½ muỗng tỏi băm
- 1 miếng gừng nhỏ đập dập
- 1 muỗng cà phê ngũ vị hương
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò và để ráo. Thái thịt thành miếng có độ dày khoảng 0.5 cm.
- Bước 2: Trộn đều dầu hào, đường, muối, màu điều, ớt bột, sả băm, tỏi băm, gừng và ngũ vị hương trong một tô. Xát đều hỗn hợp gia vị lên thịt bò, sau đó bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và để trong tủ lạnh ướp qua đêm trong khoảng 10-12 tiếng.
- Bước 3: Sau khi ướp, trút thịt vào một nồi và đậy kín. Đun với lửa nhỏ cho đến khi nước gần cạn. Dùng chày dẻo từng miếng thịt để làm mỏng ra một chút. Sau đó, cho lại thịt vào nồi và nêm nếm lại gia vị nếu cần.
- Bước 4: Chuẩn bị lò nướng và trải một lớp giấy bạc lên khay để dễ dàng vệ sinh sau này. Đặt miếng thịt lên khay và nướng ở nhiệt độ 110 độ Celsius trong khoảng 30-40 phút. Mỗi 15 phút, lật miếng thịt một lần để khô đều.
- Sau khi sấy khô, để thịt nguội hoàn toàn và bảo quản trong hũ thủy tinh.
- Khi ăn, dọn thịt ra dĩa và cắt thành miếng nhỏ. Vắt một chút nước chanh lên và chấm kèm tương ớt.
10. Ếch chiên nước mắm
Nguyên liệu
- 1kg ếch: Để nguyên da, rửa sạch với muối, để ráo và cắt khúc
- 50g bột mỳ hoặc bột chiên giòn
- 1 củ hành tây: lột vỏ và thái mỏng, hành lá cắt khúc
- Nước mắm làm sốt: 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng canh mật ong và tương ớt (tùy vị), muối, hạt nêm, bột ngọt
Cách làm
- Bước 1: Ướp thịt ếch với gia vị muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu (tùy số lượng ếch để gia giảm cho phù hợp nhé) trong khoảng 4 tiếng.
- Bước 2: Phủ mỏng một lớp bột mì bên ngoài mỗi miếng thịt ếch để khi chiên không bị bắn dầu.
- Làm nóng chảo dầu, cho thịt ếch vào chiên giòn. Sau khi chiên xong, cho vào đĩa lót giấy thấm bớt dầu.
- Bước 3: Trộn đều gia vị chuẩn bị cho phần nước mắm: 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng canh mật ong và tương ớt (tùy vị), muối, hạt nêm, bột ngọt. Sau đó phi thơm ít tỏi, cho hỗn hợp nước mắm vào nấu sôi. Kế đến, cho thịt ếch đã chiên vào đảo nhanh tay để tránh bị cháy. Chỉ cần nước sốt hơi sệt, bạn có thể tắt bếp.
- Xào sơ qua phần hành tây và hành lá với ít gia vị. Sau đó trút ra đĩa và sắp thịt ếch lên trên cùng
11. Cút lộn xào me
Nguyên liệu:
- Trứng cút lộn: 10-20 quả
- Rau răm: 50g
- Hành khô, tỏi: 1 củ
- Ớt: 3 quả
- Me chín: 50g
- Lạc rang sẵn: 50g
- Bột chiên giòn: 30g
- Chanh: 1 trái
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường, dầu ăn, tiêu, ớt bột.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế
- Trứng cút lộn luộc chín khoảng 20 phút (cho thêm một chút muối giúp trứng thêm đậm đà) ngâm sơ qua nước lạnh, bóc vỏ sao cho trứng vẫn còn nguyên quả.
- Rau răm rửa sạch, 1 nửa thái nhỏ, 1 nửa giữ nguyên.
- Hành khô bóc vỏ, 1 nửa băm nhỏ, 1 nửa thái miếng chiên vàng thơm với dầu.
- Lạc rang làm sạch võ, giã nhỏ.
- Me chín ngâm với nước sôi. lọc bã lấy nước cốt.
- Ớt bỏ hạt, thái lát dọc.
- Bước 2: Chế biến
- Lăn trứng cút lộn qua bột chiên giòn (Như vậy trứng khi ăn sẽ giòn và săn lại hơn)
- Phi thơm hành khô với tỏi băm, ớt bột để món ăn thêm phần đẹp mắt.
- Cho nước cốt me vào nêm nếm gia vị 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, 1/2 thìa mắm, 1/2 thìa đường, ớt thái lát. (Bạn có thể gia giảm gia vị cho hợp với khẩu vị của gia đình nha).
- Khi nước cốt me sôi bạn cho trứng cút lộn vào đảo nhẹ lửa nhỏ sao cho phần sốt bám bao quanh lấy trứng.
- Cuối cùng bạn rắc rau răm cùng tiêu lên trên tắt bếp là món ăn đã hoàn thành.
12. Tai heo ngâm giấm
Nguyên liệu
- Tai heo (tai lợn)
- Dấm ăn (dấm gạo)
- Muối, đường
- Ớt, hành khô, tỏi, gừng, hạt tiêu
- Lọ thủy tinh có nắp đậy (rửa sạch, để ráo
Cách làm:
- Bước 1: Chọn tai để làm món tai heo ngâm chua ngọt
- Tai heo là nguyên liệu chính của món tai heo ngâm dấm, vì vậy ngay từ bước đầu, bạn cần biết cách chọn tai heo ngon. Bạn nên chọn những chiếc tai sạch, có màu trắng hơi ngả vàng một chút, không nên chọn những chiếc tai trắng quá (vì dễ bị tẩy bằng thuốc). Tai phải sạch, không có nhiều hạch., ít lông, không có mùi hôi.
- Trong cách làm tai heo ngâm dấm chua ngọt này, bạn nên mua khoảng 3 – 4 chiếc tai. Nếu lần đầu làm thành công, những mẻ sau có thể tăng số lượng, làm nhiều để ăn dần.
- Bước 2: Sơ chế tai heo
- Sau khi mua, bạn cần làm sạch tai lợn, khử hết mùi hôi rồi mới tiến hành ngâm dấm chua ngọt. Bạn dùng dao lam cạo sạch hết lông ở tai lợn rồi dùng dấm và muối hạt xát vào cho hết chất bẩn.
- Để món tai heo ngâm dấm không bị hôi và để được lâu, bạn cần cắt bỏ hết phần lỗ trong của tai, sau đó rửa sạch với nước lạnh.
- Bước 3: Luộc tai
- Cho tai lợn đã rửa sạch vào xoong, rồi đổ một ít nước cho ngập xâm xấp, sau đó đặt lên đun. Sôi nước bạn đổ đi và rửa lại tai một lần nữa. Cách sơ chế tai lợn kiểu này sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình đấy.
- Tiếp theo đến phần luộc tai heo. Bạn cho hành khô thái lát, gừng đập dập, ít hạt tiêu và một thìa con nước mắm vào nồi nước, cho tai lợn vào rồi luộc. Lưu ý để lửa vừa để tai heo chín đều, tuy nhiên không nên luộc quá chín vì khi làm tai heo ngâm dấm chua ngọt sẽ bị nhớt và không để được lâu.
- Bước 4: Chuẩn bị sẵn một âu nước lạnh. Sau khi tai lợn được luộc chín xong, bạn thả ngay vào âu để giữ được độ giòn và trắng của tai. Sau khi ngâm bạn vớt hết tai heo ra rồi để ráo.
- Bước 5:
- Tỏi bóc vỏ thái lát. Khi làm tai heo chua ngọt, bạn không cần đập dập tỏi nhé, chỉ cần thái lát cũng đủ khiến món ăn có vị cay nồng rồi.
- Ớt thái nhỏ, bỏ hạt. Hành tím bóc vỏ, thái lát.
- Bước 6: Pha hỗn hợp chua ngọt để ngâm tai lợn
- Bạn pha dấm ăn, đường và muối theo tỉ lệ 2-1,5-1/3-1 rồi cho lên bếp đun sôi. Đợi đến khi muối và đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Bạn có thể tăng giảm lượng nước ngâm để phù hợp với lượng tai heo bạn mua, miễn sao vẫn đảm bảo tỉ lệ pha.
- Nên làm nước ngâm chua ngọt nhiều một chút đủ để làm ngập tai heo, giúp món tai heo ngâm dấm được ngấm hoàn toàn gia vị nhé!
- Bước 7: Tai heo sau khi đã nguội, bạn thái lát mỏng vừa ăn. Cho tai heo vào lọ ngâm. Đổ nước ngâm chua ngọt vào rồi rải đều hành, tỏi, ớt vừa thái lên trên. Cho thêm chút hạt tiêu để món tai lợn ngâm dấm chua ngọt thêm thơm. Đậy kín nắp lại rồi cho vào tủ lạnh bảo quản thôi.
13. Chim cút nướng
Nguyên liệu
- 1kg chim cút
- Ngũ vị hương, mật ong, dầu hào
- Tỏi, đường, muối, hạt tiêu, xì dầu
- Cà chua, hành tây, rau xà lách ăn kèm.
Cách làm
- Bước 1: Chim cút mua về rửa sạch với muối pha loãng, nhổ lại lông cho thật sạch, để ráo, chặt làm đôi nếu con chim lớn.
- Bước 2: Cho chim vào âu sạch, trộn vào một thìa nhỏ ngũ vị hương, hai thìa canh mật ong, một thìa canh dầu hào, hạt tiêu, một thìa canh đường cát trắng, một thìa nhỏ muối, một thìa canh xì dầu, tỏi băm nhuyễn.
- Trộn đều hỗn hợp gia vị vào âu chim cút, đậy kín, để qua đêm cho gia vị được thấm, khi nướng sẽ ngon hơn.
- Bước 3: Đem chim cút nướng trên bếp than hoa hoặc có thể nướng bằng lò nướng đều được. Khi chim cút chín vàng đều các mặt và thơm lừng là được.
- Lưu ý không nên để lửa quá to sẽ làm thịt bị khét, không ngon.
- Bước 4: Cà chua rửa sạch, bổ làm đôi, thái lát mỏng. Hành tây bóc bỏ vỏ khô bên ngoài, thái mỏng.
- Bước 5: Ngâm hành vào bát thêm một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ giấm, một thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ muối, một ít dầu ăn trộn đều, để khoảng 5 phút cho hành được thấm gia vị.
- Bước 6: Rau xà lách rửa sạch, để ráo, cắt khúc ngắn. Xếp rau ra đĩa, sau đó xếp vài lát cà chua, gắp thịt ra đĩa, rưới bát hành tây đã ngâm chua ngọt ở bước 4 lên trên bề mặt thịt chim cút, có thể dùng với cơm hay làm món nhắm đều tuyệt vời. Ẩn bớt Ẩn bớt
14. Gà chiên xù
Nguyên liệu:
- Cánh gà: 4 chiếc
- Bột chiên xù, bột chiên giòn.
- Trứng gà: 2 quả
- Tỏi: 1 củ
- Gia vị: Hạt tiêu, bột canh, mỳ chính.
Cách làm:
- Bước 1: Cánh gà ta đem rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa sạch lại với nước. Ướp với 1 thìa cà phê mì chính + 1 thìa cà phê hạt tiêu và vài tép tỏi băm nhỏ. Ướp trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
- Bước 2: Đập trứng gà ra bát, đánh tan. Đổ bột chiên giòn ra đĩa, lăn cánh gà qua bột chiên giòn tạo một lớp bột mỏng rồi nhúng qua trứng.
- Tiếp tục, lăn lại qua bột chiên xù. Cho cánh gà vào túi đựng thực phẩm bọc kín lại để trong tủ lạnh từ 30 – 40 phút cho bột bám chắc vào cánh rồi mới đem đi chiên vàng.
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp. đổ dầu vào đun nóng rồi cho cánh gà vào chiên. Lúc đầu chiên để lửa to cho bột bám vào cánh. Sau đó, hạ nhỏ lửa xuống chiên để cho cánh được chín đều bên trong. Cuối cùng, vớt ra giấy thấm dầu cho hút hết dầu thừa.
15. Bánh tráng trộn
Nguyên liệu
- Bánh tráng khô
- 1 quả xoài xanh
- 10 quả trứng cút
- 3 trái tắc (quả quất)
- 5gr ruốc khô giòn
- 40gr khô bò sợi
- Hành lá, hành tím
- Sa tế, dầu ăn, nước tương, muối Tây Ninh
- Rau răm
- Đậu phộng (lạc)
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế
- Đầu tiên, các bạn dùng kéo cắt bánh tráng thành các đoạn dài. Bánh tráng này mua ở siêu thị hay chợ đều có.
- Tiếp theo gọt vỏ xoài và bào thành sợi dài nhé.
- Bạn cắt hành tím thành lát mỏng rồi phi cho thật thơm.
- Mình pha sa tế với dầu ăn và thêm tí tóp mỡ chiên giòn nữa nha.
- Hành lá rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ ra, dầu ăn nóng đổ vào để làm nước mỡ hành.
- Sau đó, bạn luộc trứng cút chín rồi bóc vỏ sạch sẽ, khô bò xé nhỏ ra.
- Bước 2: Chúng mình cho bánh tráng, xoài vào một cái đĩa có đáy sâu hoặc cái bát lớn đồng thời cho khô bò, ruốc khô, mỡ hành, nước sa tế vào bát.
- Rắc cho tí muối và nước tương vào trộn đều tay. Vắt thêm 1 trái tắc (quả quất) vào sẽ dậy mùi hơn.
- Cuối cùng, cho rau răm cắt nhỏ và đậu phộng (lạc) vào, trộn lại lần cuối là xong.
16. Bắp xào
Nguyên liệu:
- Bắp nếp tách hạt: 500g (Có thể dùng bắp ngọt)
- Tép hoặc tôm khô: 1,5 lạng
- Hành lá: vài cọng, thái nhỏ, để riêng phần đầu trắng
- Bơ Tường An (bơ lạt): 3-4 muỗng súp
- Gia vị: Đường, nước mắm, hạt nêm, tương ớt.
Cách làm
- Bước 1: Rửa tôm/tép khô qua vài lần nước cho sạch, sau đó ngâm trong nước cho mềm. Vớt ra để ráo.
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp, phi thơm phần hành với một chút dầu ăn rồi trút tôm/ tép khô vào xào với chút gia vị cho ngấm rồi trút bắp vào xào.
- Nêm 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cafe hạt nêm, 3-4 muỗng canh bơ Tường An rồi xào cho tôm ngấm gia vị. Nêm nếm lại vừa miệng. Cuối cùng cho hành lá vào đảo đều lên rồi tắt bếp.
- Bước 3: Ngon hơn khi ăn với tương ớt.
17. Trứng gà nướng
Nguyên liệu
- Trứng gà: 14 quả
- Nước mắm: 50 ml
- Đường trắng: 30 gr
- Muối: 3 gr
- Tiêu: 3 gr
Cách làm
- Bước 1: Để làm trứng gà nướng, đầu tiên bạn phải hút lòng đỏ và lòng trắng ra khỏi vỏ trứng gà mà vẫn đảm bảo vỏ trứng còn nguyên.
- Để làm điều này, bạn có 2 cách:
- Cách thứ nhất là dùng tăm hoặc que xiên khoét một lỗ nhỏ trên đầu nhọn của trứng gà sau đó lấy ống xi-lanh hút trứng ra khỏi vỏ.
- Cách thứ 2 là dùng dao hoặc muỗng có đầu nhọn, khoét 1 lỗ nhỏ cỡ đầu ngón út trên đầu nhọn của trứng gà, dùng tăm khoấy đều bên trong, sau đó đỏ hỗn hợp trứng ra ngoài (Cách này dành cho những bạn không mua được xi-lanh).
- Để làm điều này, bạn có 2 cách:
- Bước 2: Với công thức 14 quả trứng gà, bạn nêm 50ml nước mắm, 30gr đường, 3gr muối, 3gr tiêu.
- Sau đó khấy đều, rồi lọc hỗn hợp trứng qua rây hoặc túi lọc để loại bỏ lòng trắng trứng còn lợn cợn hoặc vỏ trứng còn sót.
- Bước 3: Đối với bạn nào có xi-lanh, dùng xi-lanh để hút trứng đã có gia vị rồi cho vào lại từng quả. Nếu không có xi-lanh thì dùng một chiếc phểu nhỏ, đổ từ từ trứng đã có gia vị vào lại.
- Sau khi đã cho hết hỗn hợp trở lại vào vỏ, ta tiến hành hấp trứng khoản 12 – 15 phút cho trứng vừa chín tới. Sau đó đem đi nướng đến khi trứng có mùi thơm và lớp vỏ hơi cháy xém.
- Khi ăn nên chấm trứng gà với muối tiêu pha một chút ớt và tắc, thêm tí rau răm nữa để tăng hương vị nhé. Vị trứng gà beo béo và dậy mùi thơm rất đặc biệt do được nướng trên bếp than sẽ khiến bạn cứ muốn ăn mãi không thôi.
18. Bún đậu mắm tôm
Nguyên liệu
- Đậu phụ chiên: 10 miếng
- Thịt ba chỉ: 500gr
- Chả cốm: 300gr
- Bún tươi: 1kg
- Mắm tôm: 1/2 bát
- Ớt băm: 1 muỗng cà phê
- Nước cốt chanh: 1 muỗng canh
- Đường trắng: 1 muỗng canh
- Bột ngọt: 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn: 6 muỗng canh
- Tía tô: 100gr, rau thơm các loại (50gr)
- Dưa chuột: 3 quả
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu phụ cắt thành từng miếng vuông chiên giòn.
- Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào nồi cùng 1 lít nước, luộc chín. Tiếp theo, cắt mỏng thịt ba chỉ và xếp ra đĩa.
- Thả từng miếng chả cốm vào chảo dầu chiên lên, lật đều 2 mặt cho đến khi chả cốm giòn.
- Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng.
- Tía tô, rau thơm các loại nhặt bỏ cành, lá già, giập úa sau đó rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi vớt ra rổ, vẩy sạch nước. Bún lá cắt miếng vừa ăn.
- Bước 2: Bí kíp pha mắm tôm ngon
- Trộn 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê ớt băm vào mắm tôm, khuấy đều.
- Sau đó, bạn cho 2, 3 thìa dầu nóng vừa rán đậu vào, tiếp tục khuấy đều.
19. Khô gà xé cay
Nguyên liệu
- Ức gà (lườn gà): 450g
- Lá chanh: 10 lá
- Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ
- Sả: 4 cây
- Tỏi khô: 1 củ
- Hành khô: 3 củ
- Ớt sừng: 2 trái
- Đường nâu: 2 thìa
- Nước mắm ngon: 2 thìa
- Ớt bột Hàn Quốc: 3 thìa
- Ngũ vị hương: 1 thìa
- Hạt màu điều: 2 thìa
- Dầu hào: 1 thìa
Cách làm
- Bước 1. Sơ chế thịt gà
- Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, đập dập.
- Hành khô bóc vỏ, đập dập.
- Ức gà bạn đem rửa sạch với nước, nếu kỹ hơn thì có thể bóp thêm với nước muối rồi rửa sạch. Cho thịt gà vào nồi cùng với gừng và hành đập dập, đổ nước ngập thịt rồi bắc lên bếp luộc chín. Khi nồi luộc sôi được khoảng 5 phút thì bạn tắt bếp nhưng không lấy ra, ngâm thịt gà trong nồi như vậy thêm khoảng 10 phút nữa. Luộc thịt gà với gừng và hành khô sẽ giúp thịt thơm hơn rất nhiều
- Bước 2. Xé thịt gà
- Vớt thịt gà ra rổ, để nguội và ráo nước thì bắt đầu xé nhỏ thịt gà. Bạn dùng dao cắt ức gà thành các miếng vuông nhỏ hơn, sau đó dùng tay xé thành sợi nhỏ theo thớ dài.
- Xé thịt gà thành các sợi nhỏ, dài có kích thước đồng đều
- Bước 3. Ướp thịt gà với gia vị
- Thịt gà sau khi xé nhỏ bạn đem ướp với ½ lượng bột ngũ vị hương đã chuẩn bị, bột ớt và các gia vị gồm: đường, dầu hào, nước mắm, mì chính.
- Dùng đũa trộn đều để thịt gà thấm gia vị, ướp trong khoảng 30 phút. Trong thời gian chờ ướp thịt bạn tiến hành sơ chế các nguyên liệu khác.
- Thịt gà được ướp với các loại gia vị để tạo màu và tạo vị hấp dẫn
- Bước 4. Sơ chế các nguyên liệu khác
- Tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn.
- Sả rửa sạch, bóc bỏ phần lá già, cắt gốc rồi thái thành các lát xéo mỏng.
- Lá chanh rửa sạch, để thật ráo nước, xếp lại bằng nhau rồi thái khúc lớn.
- Ớt sừng rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.
- Bước 5. Tạo màu và tẩm gia vị cho thịt gà
- Bắc chảo lên bếp với khoảng 3 thìa dầu ăn, bạn cho hạt điều màu vào chưng để lấy phần dầu màu đỏ đẹp, sau đó vớt bỏ xác. Cho tỏi băm, ớt băm vào phi thơm, tiếp đó là ½ lượng bột ngũ vị hương, bột ớt Hàn Quốc vào xào khoảng vài phút.
- Cho các gia vị vào xào chung để tạo hỗn hợp màu đẹp mắt
- Khi hỗn hợp đã có màu đẹp thì bạn trút hết thịt gà, sả và lá chanh vào đảo đều. Hạ lửa nhỏ và đảo đều tay trong khoảng 5 – 7 phút để thịt gà thấm gia vị.
- Sả và lá chanh được cho vào sau để giúp thịt gà có mùi thơm hấp dẫn
- Bước 6. Sấy khô thịt gà
- Khi thịt gà xào đã săn, có màu đẹp mắt và thấm gia vị thì tiến hành sấy khô bằng lò nướng.
- Bạn rải thịt gà đều ra khay, cho vào lò sấy ở nhiệt độ 150 độ C trong khoảng 3 – 4 phút/lần. Sau mỗi lần sấy thì dùng đũa đảo để thịt gà khô đều. Sấy từ 2 – 3 lần cho thịt khô hoàn toàn. Thời gian sấy phụ thuộc vào kích thước sợi gà bạn xé ra, vì vậy bạn hãy tự điều chỉnh thời gian sấy cho phù hợp nhé!
- Sau khi sấy xong, bạn lấy khay nướng ra ngoài, để thịt gà nguội hẳn rồi cho ra đĩa thưởng thức.
- Khô gà sau khi sấy bằng lò nướng
- Nếu không có lò nướng bạn có thể sao khô trực tiếp trên chảo chống dính cũng được.
20. Bánh chuối chiên
Nguyên Liệu
- 8 quả chuối xiêm/sứ chín
- 170g bột gạo
- 25g bột mì
- 25g bột nếp
- 25g bột năng
- 30-65g đường (nên dùng đường vàng)
- ¼ thìa cà phê muối
- ¼ thìa cà phê bột nghệ (không bắt buộc)
- 250-270 ml nước
- Dầu ăn
Cách làm
- Bước 1: Pha bột
- Trộn đều bột gạo, bột mì, bột nếp, bột năng, đường, muối. Từ từ cho nước vào tô bột, vừa cho vừa quấy đều.
- Lọc hỗn hợp bột qua rây cho mịn mượt. Ủ bột 6-12 tiếng ở nhiệt độ phòng.
- Bước 2: Chiên bánh chuối
- Cho dầu vào chảo sao cho đủ để chiên chuối ngập dầu, làm nóng dầu.
- Chuối bóc vỏ. Ép nhẹ cho chuối dẹp ra nếu dùng chuối sứ, cắt thành lát nếu dùng chuối tiêu.
- Khi dầu nóng đủ (dầu đạt 180 độ C, nhúng đũa gỗ vào thấy đầu đũa sủi bọt, vẩy 1 ít bột vào chảo dầu thấy bột nổi lên ngay lập tức) thì nhúng chuối vào hỗn hợp bột, gạt bớt bột dư, nhẹ nhàng thả chuối vào chảo.
- Mặt bột vừa se lại thì gắp chuối ra nhúng vào tô bột lần nữa, thả chuối vào chiên tiếp lần 2.
- Nhúng bột từ 2-3 lần tùy thích ăn bánh dày hay mỏng bột. Chiên tới khi mặt ngoài vàng nâu, phồng xốp, gắp ra để ráo dầu.
- Bước 3: Hoàn thành
- Bánh chuối có thể ăn ngay lúc nóng hoặc để nguội vài tiếng vẫn giòn.
- Có thể biến bánh chuối chiên thành một món tráng miệng mới lạ khi kết hợp cùng đường xay, mật, kem, kem tươi, hoa quả, các loại sốt socola, caramen..
21. Bánh khoai mỡ
Nguyên liệu
- Khoai mỡ: 300gram
- Bột năng: 140 gram
- Bột nếp: 100gr
- Sữa tươi: 40ml
- Sữa đặc: 60ml
- Đường trắng: 40gr
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế khoai mỡ
- Khoai mỡ mua về rửa sạch, gọt vỏ rồi rửa sạch lại một lần nữa. Sau đó xắt thành lát mỏng đem đi hấp chín hoặc luộc trong vòng 20 phút cho khoai chín nhừ.
- Khi khoai đã chín bạn hãy cho vào 1 chiếc tô lớn rồi dùng thìa tán thật đều cho khoai nhuyễn ra. Khoai càng nhuyễn mịn thì khi ra thành phẩm sẽ càng ngon đấy.
- Bước 2: Làm bột khoai mỡ chiên
- Tiếp theo sau khi nghiền nhuyễn khoai bạn hãy cho bột nếp, bột năng, sữa tươi và sữa đặc đã chuẩn bị vào trộn thật đều. Bước này tốt nhất nên đeo găng tay nilon để trộn đều và nhuyễn mịn hơn. Khi hỗn hợp chuyển sang màu tím nhạt là đạt.
- Nếu không có bột nếp thì bạn có thể thay bằng bột mì, tuy nhiên bột mì khi ra thành phẩm bánh sẽ không dẻo mịn bằng bột nếp đâu nhé.
- Trộn xong bạn hãy lấy màng bọc thực phẩm bọc tô bột lại để trong vòng 30 phút. Bước ủ bột này sẽ giúp bánh khoai mỡ nở giòn bên ngoài và bên trong sẽ dẻo mịn hơn đấy.
- Bước 3: Nặn và chiên bánh khoai mỡ
- Sau khi ủ bột được 30 phút, bạn hãy lấy ra và nặn theo các hình dáng mà mình thích. Có thể nặn thành hình tròn như bánh doraemon hoặc hình vuông, chữ nhật, nặn hình chữ cái, ngôi sao, con vật dễ thương,.
- Ngoài ra, bạn nên xoa thêm một chút bột năng vào tay trước khi nặn bánh để bột không dính vào tay nhé.
- Tiếp đến bạn bắc chảo lên, đổ ngập dầu, dầu càng nhiều thì bánh sẽ càng giòn và ngon hơn.
- Dầu sôi hãy thả từng miếng bánh vào, chiên với lửa nhỏ để bánh chín đều từ ngoài vào trong mà không bị cháy. Chiên đến khi 2 mặt bánh vàng đều thì vớt ra dĩa có để sẵn giấy thấm dầu nhé.
- Bật mí nhỏ nếu muốn bánh khoai mỡ chiên giòn hơn thì bạn có thể nhúng bánh qua bột chiên xù trước khi chiên nhé.
22. Bánh cay
Nguyên liệu
- Khoai mì: 500 gram
- Ớt sừng đỏ: một trái
- Hành hoa
- Bột năng: một chút
- Gia vị: muối, đường, cát trắng, dầu
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hòa tan muối ăn với nước sạch trong chậu lớn. Sau đó, sử dụng dao rạch một đường dọc theo khoai mì , bóc bỏ phần vỏ rồi bỏ vào chậu nước muối loãng.
- Ngâm khoai mì khoảng 2 giờ đồng hồ để loại bỏ bớt độc tố. Sau đó, vớt khoai mì ra, dùng dụng cụ bào mịn. Lưu ý: Nếu không có đồ bào bạn có để nạo sắn thành sợi nhỏ cũng được.
- Cho sắn đã bào vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn và vắt bớt nước. Phần nước này giữ lại trong một bát riêng.
- Cắt bỏ rễ hành lá, rửa sạch, thái khúc ngắn. Ớt hiểm cũng rửa sạch, băm nhỏ.
- Bước 2: Cách tạo hình bánh
- Lần lượt cho củ sắn đã xay nhuyễn, ớt sừng, hành lá, một chút muối, đường và 1 thìa canh bột năng vào âu lớn, trộn đều lên để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Lưu ý: Nếu thấy hỗn hợp quá khô thì thêm một chút nước khoai mì lúc nảy vào trộn cùng. Còn nếu như hỗn hợp bị loãng thì bạn cho thêm một chút bột năng vào nhào đến khi có được hỗn hợp ưng ý.
- Dùng tay nặn bột thành từng viên nhỏ theo hình tròn, dài… hoặc bất cứ tạo hình nào tùy vào sự sáng tạo và sở thích của bạn.
23. Bánh gối
Nguyên liệu
- Bột mì đa dụng: 500g
- Bột nở: 1,5g ( còn gọi là men nở, không có có thể bỏ qua)
- Trứng gà: 2 quả
- Bơ: 50 gram bơ, có thể thay thế bằng 50ml dầu ăn
- Sữa: 220ml (sữa tươi loại ít đường)
- Muối: 1/2 thìa cà phê muối
Nguyên liệu làm nhân bánh
- 4-5 cái mộc nhĩ, một nắm miến dong
- Rau củ: ½ xu hào hoặc củ đậu, cà rốt, 1/2 củ hành tây, hành lá, hành tím
- 200 gram thịt lợn xay (có cả thịt lẫn mỡ sẽ ngon hơn)
- Trứng gà hoặc trứng cút
- Bột nêm, đường, mắm, hạt tiêu…
Cách làm
- Bước 1: Đun nóng bơ cho chảy ra, sau đó thêm phần bơ này cùng với sữa tươi, trứng gà, men nở và muối vào 1 chiếc tô, khuấy đều lên.
- Cho bột mì từ từ vào tô trên, khuấy đều tiếp, thêm một chút nước lọc rồi nhào nặn đến khi phần bột tạo thành một khối mịn, dai, không dính tay là được.
- Bọc kín và cho bột nghỉ khoảng 30 phút.
- Bước 2: Cách làm nhân bánh gối từ thịt
- Trong khoảng thời gian ủ vỏ bánh, bạn nên bắt tay chuẩn bị nhân bánh gối luôn. Sau đây là cách làm nhân bánh gối:
- Luộc chín trứng cút hoặc trứng gà, sau đó bóc vỏ và cắt nhỏ (cắt đôi với quả trứng cút, trứng gà thì cắt tư).
- Ngâm mộc nhĩ với nước nóng cho nở rồi vớt ra, rửa sạch, cắt sợi.
- Miến dong ngâm nước rồi cắt nhỏ.
- Su hào, củ đậu, cà rốt bào sợi, thái hành tây hạt lựu.
- Cho các nguyên liệu trên vào tô trộn đều, nêm vào 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, có thể cho thêm đường và nước mắm tùy sở thích, sau đó ướp trong vòng 15 phút.
- Phi thơm hành tím, rồi đổ hỗn hợp trên vào xào chín, cho thêm chút hành lá, sau đó tắt bếp.
- Trong khoảng thời gian ủ vỏ bánh, bạn nên bắt tay chuẩn bị nhân bánh gối luôn. Sau đây là cách làm nhân bánh gối:
- Bước 3: Cách gói bánh gối thật đẹp
- Bột sau khi ủ 30 phút bạn mang ra tạo hình:
- Bạn rắc một lớp bột mì mỏng lên bề mặt phẳng nào đó (ví dụ như thớt, bàn) để chống dính. Sử dụng cây cán bột (hoặc chai thủy tinh) cán bột mỏng khoảng 2-3 mm.
- Lấy khuôn tròn hoặc bát ăn cơm ấn xuống để tạo thành hình tròn.
- Sau khi làm xong vỏ bánh, bạn đập 1 quả trứng gà, tách lấy lòng đỏ và đánh tan. Quét lòng đỏ lên viền vỏ bánh đã chuẩn bị bằng cọ hoặc tay.
- Cho nhân và trứng đã chuẩn bị vào giữa vỏ bánh, sau đó gấp mép bánh lại cho chặt và tạo hình thành nếp.
Lưu ý: Chỉ nên cho nhân vừa đủ và phải bao kín viền bánh
- Bước 4: Chiên bánh
- Chuẩn bị 1 cái chảo lòng sâu, đổ dầu ăn vào, đợi dầu nóng. Có thể thử dầu nóng bằng cách cho đôi đũa gỗ vào chảo, nếu thấy bong bóng nổi lên xung quanh chiếc đũa thì bạn có thể cho bánh vào chiên.
- Chiên bánh với lửa nhỏ cho đến khi bánh chín vàng đều cả 2 mặt. Khi bánh chín đều 2 mặt, vớt bánh ra, để ráo dầu.
24. Bánh khoai chiên
Nguyên liệu
- Khoai lang: 500 g (nên chọn những củ khoai còn cứng, vỏ không bị lỗ đen, dập, thâm).
- Bột mỳ: 100 g
- Bột chiên giòn: 50 g
- Đường: 100 g
- Sữa tươi: 1 túi
- Bột canh, dầu ăn
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu bánh khoai lang
- Rửa sạch khoai lang, gọt vỏ, thái sợi chỉ. Để khoai không bị thâm và có độ giòn khi rán, ngâm khoai vào nước muối pha loãng trong 20 phút rồi vớt ra, để cho ráo nước.
- Đổ bột chiên, bột mì vào một bát lớn. Trộn đều hỗn hợp bột rồi cho thêm đường, 1 thìa cafe muối, sữa tươi vào đảo đều. Tiếp đến bạn cho thêm nước vào, vừa cho vừa khuấy đều tay. Khi nào thấy quấy bột nhẹ tay thì dừng lại. (Lượng nước cho thêm vừa đủ sao cho hỗn hợp thu được không quá đặc, không quá loãng).
- Cho khoai đã thái sợi vào bột vừa pha, trộn đều.
- Bước 2 : Chiên bánh khoai
- Đặt chảo lên bếp và cho nhiều dầu, đun cho dầu sôi sau đó bạn múc khoai vào thìa rồi dàn đều lên chảo, sao cho miếng khoai càng mỏng khi chiên sẽ càng giòn. Chiên cho khoai chuyển màu vàng thì lật khoai chiên tiếp mặt còn lại. Đun nhỏ lửa để bánh chín đều không bị cháy.
- Khi bánh chín thì vớt vào rổ có giấy thấm dầu để hút bớt dầu trong bánh
25. Bánh sữa tươi chiên
Nguyên liệu
- Sữa tươi 440 ml (không đường)
- Trứng gà 8 quả
- Bột bắp 50 gr
- Bột chiên xù 200 gr
- Đường 100 gr
- Vani 5 gr (2 ống)
Cách làm
- Bước 1: Làm bột bánh sữa tươi
- Đập lấy lòng đỏ 2 quả trứng gà ra 1 tô lớn, sau đó cho 2 ống vani, đường và bột bắp vào khuấy thật đều cho bột bắp tan hết. Cắt sữa đổ vào sau cùng rồi khuấy cho tan hết đường.
- Sau đó bạn đổ hỗn hợp này vào nồi và bắc lên bếp đun lửa vừa, vừa đun vừa khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp sệt lại và nổi bóng là được.
- Khi hỗn hợp trứng sữa tươi vừa nguội, bạn lấy dầu ăn phết đều bề mặt hộp đựng thực phẩm. Sau đó đổ hỗn hợp vào hộp rồi dùng muỗng ấn cho phẳng bề mặt, đậy nắp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 90 phút.
- Bước 2: Xay nhỏ bột chiên
- Bột chiên xù bạn cho vào máy xay sinh tố (loại có cối xay hạt) xay nhuyễn. Nếu không có máy xay đồ khô thì bạn có thể bỏ bột chiên xù vào cối và giã đều tay rồi đổ bột chiên xù đã giã vào hộp có nắp đậy.
- Bước 3: Đánh trứng gà
- Lấy 4 trứng gà còn lại đánh ra tô và chỉ lấy lòng đỏ. Quả cuối cùng lấy cả lòng trắng và lòng đỏ, sau đó khuấy cho đều 5 quả trứng cho đến khi nổi bóng.
- Lấy hộp đựng hỗn hợp trứng sữa ra khỏi tủ lạnh. Lúc này hỗn hợp trứng sữa đã đông đặc lại nên bạn sẽ dễ dàng để cắt chúng thành những miếng hình chữ nhật vừa ăn.
- Cắt xong bạn cho từng miếng bánh vào tô trứng rồi lật qua lật lại cho trứng bám đều các mặt rồi bỏ vào hộp đựng bột chiên xù đã xay mịn, lăn qua một lần cho bánh dính bột.
- Bước 4: Chiên bánh
- Cho chảo lên bếp rồi đổ dầu ăn vào sao cho có thể ngập được bánh. Khi dầu nóng lên bạn thả bánh sữa tươi vào, sao cho bánh chín đều và có màu vàng đẹp mắt thì vớt ra. Bạn nhớ để lửa to để bánh nhanh chín và có màu vàng đều, đẹp nhé!
26. Bánh bao chiên
Nguyên liệu
- 280g bột mỳ
- 50g bột ngô
- 1 muỗng cà-phê men nở
- 1 muỗng canh dầu ăn
- 4 muỗng canh nước cốt dừa
- 120ml sữa tươi không đường
- Chút muối tinh
Cách làm
- Bước 1: Để làm bánh bao chay chiên, trước tiên bạn cần hòa tan men nở với chút xíu nước ấm.
- Rây bột mì, cho muối, nước cốt dừa, rồi đổ từ từ sữa vào nhào đều tay để được khối bột dẻo mịn. (Tuỳ theo độ hút của mỗi loại bột mì khác nhau nên phải đổ từ từ sữa vào để kiểm soát cho khối bột không bị nhão. Nếu thấy khối bột đã đủ dẻo mịn thì dừng lại không thêm sữa nữa).
- Bọc kín tô bột lại và đem ủ trong nồi cơm điện để cho khối bột nở gấp đôi. ( Mùa hè thì không cần cắm điện còn mùa lạnh thì trước khi cho tô bột vào nồi, các bạn cắm điện để nồi hơi ấm 1 xíu thì rút điện ra mới cho tô bột vào ủ).
- Sau khi ủ xong nhồi bột lại lần nữa rồi tạo hình bánh tuỳ thích ( dùng giấy nến để đặt bánh lên hoặc dùng giấy A4 có thoa chút dầu ăn để khi bánh chín sẽ không bị dính). Bánh đã được tạo hình để nghỉ thêm 15-20 phút nữa.
Đến đây có 3 lựa chọn:
- Bước 2: Bạn có thể chiên bánh luôn bằng cách đun sôi già dầu ăn, hạ lửa nhỏ rồi cho bánh vào chiên (với khẩu vị của cá nhân mình thì mình không chọn cách này).
- Bạn có thể hấp bánh để có món bánh bao ngọt chay. (Nếu muốn ăn bánh bao ngọt chay thì trong phần nguyên liệu bạn cho thêm 4 muỗng canh đường vào).
- Bạn có thể hấp bánh (không cần cho giấm vào nồi nước hấp), chờ bánh nguội rồi mới đem chiên trong chảo ngập dầu.
27. Bánh dừa chiên
Nguyên liệu
- Dừa nạo sợi: 200g
- Bột mì: 150
- Sữa tươi: 200mk
- Đường: 50g
- Vừng: 50g
- Trứng gà: 1 quả
Cách làm
- Bước 1: Trộn bột để làm bánh
- Cho bột mì, đường ra một thau to trộn đều, sau đó cho sữa tươi vào và khuấy cho tan ra. Khi khuấy đường tan hết bạn đập quả trứng gà cho vào và khuấy đều cho hoà quyện với nguyên liệu khác.
- Bước 2: Chiên bánh dừa
- Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đợi cho dầu nóng, bạn vặn nhỏ lửa lại. Dùng muỗng múc một lượng bột cho vào chảo khéo léo tạo hình tròn rồi tiến hành chiên vàng hai mặt. Mọi người lưu ý không nên chiên lửa lớn vì bột có đường, mè, rất dễ bữa cháy.
- Món bánh dừa chiên này ăn mỗi khi buồn miệng thì còn gì bằng. Món bánh này đơn giản lại dễ làm, mọi người hãy thực hiện cho gia đình mình thưởng thức nhé.
28. Bánh tiêu
Nguyên liệu
- 200gr bột mì đa dụng
- 30gr đường
- 20gr mè trắng (vừng)
- 3gr men nâu làm bánh mì
- Xíu muối
- 100ml nước ấm
- Dầu ăn
Cách làm
- Bước 1: Trộn bột và tạo hình bánh
- Dùng nước ấm khuấy cho tan đường, rồi cho men vào khuấy đều, để yên 15’ để kích hoạt men.
- Rây từ từ bột mì + muối vào phần men. Nhồi bột kỹ, đến khi mịn và không dính tay. Đậy khăn, ủ bột đến khi nở gấp đôi, tầm 1h30’
- Nhồi bột lần 2 cho mịn lại từ 2-3 phút
- Chia bột làm 10 phần, đậy khăn, để yên 10 phút
- Vo tròn viên bột, dùng cọ quét một lớp nước mỏng lên trên 2 mặt mặt, rắc mè lên cho dính. Chống dính cây lăn bột, cán mỏng cục bột, giữ cho miếng bột càng tròn càng đẹp. Để bột nghỉ 10 phút.
- Bước 2: Chiên bánh
- Dùng chảo sâu lòng hoặc cái nồi nhỏ, đổ ngập dầu, khi dầu nóng thì hạ nhỏ lửa để 2 phút cho ổn định nhiệt độ.
- Cho từng miếng bánh vào chiên, bánh sẽ từ từ phồng lên, đảo nhẹ đều 2 bên để vàng đều, sau mỗi đợt chiên bánh, nhớ vớt sạch các hạt mè rơi ra để tránh đen dầu.
29. Bánh rán trà xanh sữa chua
Nguyên liệu
- Bột mì: 60g
- Bột trà xanh: 5g
- Trứng: 2 quả
- Đường: 40g
- Sữa chua: 50ml
Cách làm:
- Bước 1: Đập trứng vào bát, đánh đều. Thêm đường, đánh đều tiếp cho đường tan hết. Đổ sữa chua vào, tiếp tục đảo đều tay. Lọc bột mì và bột trà xanh qua rây lọc cho mịn.
- Bước 2: Đổ bột vào hỗn hợp sữa chua, trứng bên trên. Đánh đều cho đến khi hỗn hợp nhuyễn, sền sệt. Thêm vài giọt dầu ăn vào chảo điện và cho từng muỗng nhỏ bột bánh vào. Chiên được một mặt thì lật mặt kia lên chiên tiếp, bánh rất nhanh chín.
- Bước 3: Bánh chín xếp ra đĩa. Bánh ăn nóng hay ăn nguội đều ngon.
30. Bánh rán phô mai
Nguyên liệu
- 450gr phô mai tươi
- 3 quả trứng gà.
- 150gr đường.
- 10ml tinh chất vani
- 200gr bột mì
- 5gr baking soda
- Một ít muối.
- Đường bột (để trang trí).
Cách làm
- Bước 1: Cho phô mai, trứng, đường, muối, tinh chất vani vào trong một cái tô lớn, trộn thật đều.
- Bước 2: Lấy một cái tô khác, trộn đều bột với baking soda rồi cho vào hỗn hợp phô mai ở bước 1, tiếp tục trộn để các nguyên liệu quyện với nhau.
- Bước 3: Đặt một cái nồi (hoặc chảo sâu lòng) lên bếp, đổ dầu ăn vào đun nóng. Khi dầu đã nóng thì dùng 2 chiếc muỗng nhỏ để múc và viên bột cho vào chảo dầu.
- Chiên cho đến khi bánh chín vàng đều thì vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu rồi rắc một ít đường bột lên bánh là có thể thưởng thức rồi đấy.
Mình muốn nghe ý kiến của các bạn về bài viết này để mình có thể cải thiện chất lượng bài viết hơn nữa.